Tai phan mem Zalo

Đăng lúc 23:08 bởi

Chia sẻ và bấm nút +1 như 1 like dành cho bài viết này các bạn nhé, Xin cảm ơn !
Theo Viettel, công ty này đang muốn hợp tác hoặc mua lại các dịch vụ OTT, trong đó tiêu điểm là Kakao Talk. Hiện hai bên đang đàm phán và có hai phương thức đang được cân nhắc. Một là Viettel sẽ mua lại toàn bộ KakaoTalk, hai là hai bên sẽ thành lập liên doanh để khai thác thị trường Việt Nam.
Từ trước tới nay, các nhà mạng vẫn coi các dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí nền OTT là nguyên nhân gây sụt giảm doanh thu của họ. Có nhà mạng cho biết họ mất hàng nghìn tỷ đồng vì OTT mỗi năm. Đợt tăng giá cước 3G đầu tháng 10 năm trước cũng được nhiều người đánh giá là do một phần lớn vì sự sụt giảm do OTT mang lại. Tuy nhiên gần đây có vẻ các nhà mạng và các ứng dụng OTT đang gần gũi nhau hơn để tìm tiếng nói chung.
Các ứng dụng OTT giúp người dùng có thể thực hiện nhắn tin, gọi điện thoại, gọi điện video cho người thân, bạn bè mà không mất tiền, chỉ phải trả tiền cước 3G hoặc internet wifi. Mức giá thuê bao gói cước 3G không giới hạn dung lượng là 70.000 đồng/tháng hoặc giá cước internet thấp nhất vào khoảng 120.000 đồng/tháng. Vì thế nhiều người dùng đã so sánh với giá cước cuộc gọi và tin nhắn của nhà mạng để nhảy qua sử dụng OTT làm phương tiện liên lạc chính.
Thị trường Việt Nam là một sàn đấu sôi động của các công ty OTT. Sau cuộc đại chiến đầu năm trước, nay ngôi thứ tại thị trường đã phân rõ ràng. Viber đứng đầu với 8 triệu người dùng tại Việt Nam, Zalo xếp sau với 7 triệu, LINE đứng thứ 3 với 4 triệu, Kakao Talk công bố đạt 1 triệu người dùng từ đầu năm 2013 và hiện chưa có cập nhật gì thêm. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, số lượng người dùng của các ứng dụng ở Việt Nam có thể chỉ là lượng tải về, số lượng người sử dụng thực hàng tháng đáng ra phải thấp hơn. Ngoài OTT, một số ứng dụng smartphone được sử dụng nhiều vào việc nhắn tin và gọi điện miễn phí như Skype, Facebook Messenger, Yahoo Messenger cũng có lượng người dùng đông đảo.
Kakao Talk đang được đánh giá là công ty yếu nhất tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, công ty này lại rất thành công ở quê hương Hàn Quốc. Kakao Talk chiếm khoảng 93% lượng người dùng smartphone ở Hàn Quốc, theo Nielsen. Cuối tháng 12/2013, công ty này dự đoán họ đạt khoảng 200 triệu USD doanh thu, so với con số 42 triệu USD của năm trước.
Mạnh mẽ ở Hàn Quốc như vậy, nhưng Kakao Talk lại khó khăn trong việc mở rộng thị trường, khi các nước lân cận cũng có nhiều đối thủ trấn giữ. Tại Nhật Bản là LINE và tại Trung Quốc là WeChat. Mong muốn mở rộng thị trường ra các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Phillipines dường như không đạt được kỳ vọng của hãng.
Trở lại câu chuyện Viettel muốn “mua đứt” Kakao Talk, một chuyên gia công nghệ nhận định đây là điều bất khả thi.

Nội Quy Khi Comment:


» Các bài comment phải nghiêm túc, không dung tục, không spam.
» Nội dung phải liên quan tới chủ đề bài viết.
» Những nhận xét spam sẽ bị xóa.
» Sử dụng tài khoản Google để được trợ giúp.
» Nặc danh thường không được chào đón.

Bài viết có Không có nhận xét nào